Mã nguồn mở (hay Open Source) được biết đến là một phần mềm có bộ nguồn cho phép người dùng tải về, chỉnh sửa và nâng cấp thêm các chức năng cần thiết để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mình. Mã nguồn mở thường được phát hành miễn phí, thuộc quyền sở hữu của những đơn vị lớn trong lĩnh vực công nghệ và được dự đoán sẽ trở thành xu hướng trong tương lai.

Mã nguồn mở là gì?

mã nguồn mở
Mã nguồn mở là phần mềm có bộ nguồn cho phép người dùng tải về, chỉnh sửa và sử dụng miễn phí

Mã nguồn mở là thuật ngữ chỉ các phần mềm cung cấp sẵn mã nguồn mở, nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể tải về, xem, sử dụng miễn phí. Ngoài ra, người dùng cũng có thể chỉnh sửa nếu thấy cần thiết và phân phối lại phần mềm đó nếu tuân thủ các điều khoản về mã nguồn mở do tổ chức mã nguồn mở đề ra.

Các phần mềm mã nguồn mở thường được phát triển thông qua các dự án đóng góp của cộng đồng và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các ứng dụng văn phòng, hệ điều hành, trình duyệt web, máy chủ web, cơ sở dữ liệu và nhiều hơn nữa. Các ví dụ phần mềm mã nguồn mở phổ biến hiện nay có thể kể đến như Linux, Apache, MySQL, WordPress, Mozilla Firefox,…

Lịch sử hình thành và phát triển của mã nguồn mở

mã nguồn mở
Ngày nay, có hàng nghìn dự án phần mềm mã nguồn mở trên toàn thế giới

Các ý tưởng đầu tiên về việc chia sẻ mã nguồn mở bắt đầu từ những năm 1950 và 1960, khi các nhà khoa học và kỹ sư phần mềm cùng nhau phát triển các ứng dụng trong các trường đại học và viện nghiên cứu.

Tuy nhiên, chuyển mình lớn đầu tiên của phong trào Mã nguồn mở diễn ra vào những năm 1980, khi Richard Stallman, một nhà khoa học máy tính tại MIT (Massachusetts Institute of Technology), khởi động Dự án GNU (GNU is Not Unix**)** với một nỗ lực tạo ra một hệ điều hành hoàn toàn miễn phí với mã nguồn mở.

Đến những năm 1990, phong trào này bắt đầu bùng nổ với sự ra đời của một số dự án quan trọng như Linux, một hệ điều hành miễn phí và mã nguồn mở được phát triển bởi Linus Torvalds và Apache.

Trong những năm 2000, sự phổ biến của mã nguồn mở đã tiếp tục tăng lên với sự xuất hiện của các dự án như MySQL, PHP, Firefox. Và ngày nay, các phần mềm mã nguồn mở đã trở thành một phần quan trọng của ngành công nghệ thông tin.

Hiện nay, có hàng nghìn dự án phần mềm mã nguồn mở trên toàn thế giới và các tổ chức lớn như Google, IBM (International Business Machines) và Microsoft đều đã trở thành những đóng góp viên và sử dụng mã nguồn mở trong các sản phẩm của mình.

Lợi ích của mã nguồn mở

Với mã nguồn của chương trình được công khai và có thể sử dụng, sửa đổi, phân phối miễn phí, mã nguồn mở đã mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà phát triển và người dùng, bao gồm:

Lợi ích đối với người dùng

mã nguồn mở
Với các phần mềm mã nguồn mở, người dùng có thể tự do sử dụng, chia sẻ mà không lo vi phạm bản quyền

Đối với người dùng, mã nguồn mở mang đến nhiều lợi ích sử dụng như:

  • Hoàn toàn miễn phí: Như đã nói ở trên, các phần mềm mã nguồn mở là những phần mềm hoàn toàn miễn phí. Người dùng có thể sử dụng những phần mềm này cho cả mục đích thương mại mà không phải chi trả chi phí bản quyền. Ngoài ra, khi sử dụng mã nguồn mở người dùng cũng không bị kiểm soát bởi nhà cung cấp.
  • Dễ dàng chia sẻ: Với các phần mềm mã nguồn mở, người dùng có thể tự do chia sẻ với người thân, bạn bè hay bất kỳ ai mà không sợ vi phạm bản quyền.
  • Hệ thống hoạt động linh hoạt: Với các ứng dụng sử dụng mã nguồn mở thì việc sửa chữa khi bị lỗi nhanh chóng hơn rất nhiều so với các phần mềm bản quyền. Nếu phát hiện lỗi trong quá trình sử dụng, lập trình viên có thể chỉnh sửa ngay lập tức. Trong khi với các phần mềm bản quyền, người sử dụng cần phải báo cáo với nhà cung cấp và chỉ được chỉnh sửa khi có sự cho phép của họ.
  • Đảm bảo an toàn và bảo mật: Với sự tham gia của cả cộng đồng các lập trình viên thì việc tìm ra lỗ hổng bảo mật càng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bởi các phần mềm này sẽ luôn được kiểm tra, sửa lỗi, thêm bớt các tính năng,… một cách liên tục. Hơn nữa, trước khi người dùng đưa bất kỳ tính năng mới nào vào phần mềm, yếu tố bảo mật sẽ luôn được đặt ra và thử nghiệm đầu tiên. Vì vậy, cho đến khi hacker tìm được lỗ hổng bảo mật của phần mềm mã nguồn mở thì các lập trình viên sử dụng lại đã nhanh chóng tìm ra cách khắc phục.
  • Khả năng tùy chỉnh: Với mã nguồn mở, người dùng có thể tùy chỉnh phần mềm để phù hợp với nhu cầu của mình.

Lợi ích đối với nhà phát triển

mã nguồn mở
Sử dụng phần mềm mã nguồn mở giúp nhà phát triển tiết kiệm thời gian và chi phí khi phát triển ứng dụng

Đối với nhà phát triển, sử dụng mã nguồn mở mang đến nhiều lợi ích như:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Sử dụng phần mềm mã nguồn mở giúp nhà phát triển tiết kiệm thời gian và chi phí khi phát triển ứng dụng, bởi vì họ không phải tự viết mã từ đầu. Các phần mềm mã nguồn mở thường miễn phí hoặc chỉ tốn chi phí rất thấp. Vì vậy những phần mềm này thường được các doanh nghiệp săn đón hơn các phần mềm bản quyền khi có thể giảm bớt chi phí bản quyền và chi phí nâng cấp, phát triển.
  • Hỗ trợ của cộng đồng: Với phần mềm mã nguồn mở, nhà phát triển có thể nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng lập trình viên trên toàn thế giới để giải quyết các vấn đề liên quan đến mã nguồn mở.
  • Tính linh hoạt và dễ tùy chỉnh: Phần mềm mã nguồn mở cho phép nhà phát triển tùy chỉnh và sửa đổi mã nguồn để phù hợp với nhu cầu của ứng dụng của mình . Đồng thời, các lập trình viên có thể kiểm tra và sửa đổi mã nguồn để cải thiện chất lượng của phần mềm.
  • An toàn và bảo mật: Việc nhiều người phát triển phần mềm giúp nhà phát triển dễ dàng kiểm soát các lỗ hổng bảo mật. Đây là điều hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp, giúp họ tránh được một số rủi ro nhất định.

Hạn chế của mã nguồn mở

mã nguồn mở
Một số dự án phần mềm mã nguồn mở có thể sẽ gặp phải vấn đề do thiếu nhân lực và kinh phí để duy trì

Có thể nói, mã nguồn mở đã giúp đẩy mạnh sự phát triển của các công nghệ mới và sáng tạo hơn. Với sự đóng góp của cộng đồng, các dự án mã nguồn mở có thể nhanh chóng phát triển và được cập nhật liên tục để đáp ứng các nhu cầu mới của người dùng. Điều này giúp đưa ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt hơn cho người sử dụng.

Tuy nhiên, các dự án phần mềm mã nguồn mở cũng có một số hạn chế nhất định. Một số nhà phát triển sẽ không muốn chia sẻ mã nguồn của họ vì lý do bảo mật hoặc liên quan đến bí mật kinh doanh. Một số dự án phần mềm mã nguồn mở có thể sẽ gặp phải vấn đề về chất lượng, bảo trì, hỗ trợ và ít được cập nhật tính năng mới do thiếu nhân lực và kinh phí để duy trì.

Tuy nhiên, những hạn chế này không hề làm giảm giá trị của mã nguồn mở. Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ và phần mềm, mã nguồn mở sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, phù hợp với nhu cầu sử dụng và đáp ứng yêu cầu của người dùng.

Xu hướng mã nguồn mở trong tương lai

mã nguồn mở
Mã nguồn mỡ sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của ngành công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan

Mã nguồn mở đã và đang trở thành một phần quan trọng của ngành công nghệ thông tin và được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Một số dự đoán nổi bật về tương lai của open source có thể kể đến như:

  • Sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence hay AI) và Máy học (Machine Learning): Mã nguồn mở sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và máy học. Các dự án Open mã nguồn mở như TensorFlow, PyTorch và Scikit-learn sẽ tiếp tục được phát triển mở rộng để hỗ trợ các ứng dụng và giải pháp mới.
  • Sự gia tăng của các dự án Blockchain: Các dự án Blockchain sẽ tiếp tục sử dụng mã nguồn mở để phát triển các giải pháp mới. Các dự án như Bitcoin, Ethereum và Ripple đã thành công với các ứng dụng mã nguồn mở và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
  • Sự phổ biến của Internet Vạn Vật (Internet of Things hay IoT): IoT là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng và sử dụng rất nhiều các giải pháp mã nguồn mở. Các dự án như Arduino và Raspberry Pi cũng sẽ tiếp tục được sử dụng rộng rãi để phát triển các ứng dụng IoT.
  • Các dự án mã nguồn mở sẽ trở thành một phần của các sản phẩm thương mại: Các công ty sẽ tiếp tục sử dụng mã nguồn mở để phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình. Do đó, các dự án mã nguồn mở sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong các sản phẩm, dịch vụ thương mại của doanh nghiệp.
  • Cộng đồng mã nguồn mở sẽ mở rộng và đa dạng hóa: Cộng đồng mã nguồn mở sẽ tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa với sự tham gia của các nhà phát triển, doanh nghiệp mới trên toàn thế giới. Các công nghệ mới như blockchain, IoT và AI sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà phát triển mới vào cộng đồng này.

Tóm lại, mã nguồn mở sẽ tiếp tục phát triển và đóng vai trò quan trọng trong tương lai của ngành công nghệ thông tin và các lĩnh vực liên quan. Hy vọng những thông tin đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc mã nguồn mở là gì và những lợi ích mà phần mềm này mang lại. Đừng quên tiếp tục theo dõi Locker để cập nhật những kiến thức mới về công nghệ và các mẹo bảo mật hữu ích.